Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THÉP.



Ngoài sắt và carbon là những nguyên tố chính trong thép, còn có một vài nguyên tố khác với hàm lượng không giống nhau cũng có thể có trong thép. Một số do khó loại bỏ trong quá trình luyện thép, một số khác được đưa vào trong thép để tăng khả năng cơ lý của thép. Các nguyên tố thường có trong thép là mangan, phosphor, silic, lưu huỳnh cùng với carbon và sắt.
- Carbon là nguyên tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tính chất của thép do carbon là tác nhân gây biến cứng, độ cứng, độ bề kéo và tính chống mài mòn, tất cả các tính năng này sẽ tăng khi carbon tăng đến 0,8%. Nếu hàm lượng carbon vượt qua con số này thì sẽ không ảnh hưởng rõ rệt đến độ cứng và chỉ có tính chống mài mòn, độ thấm tôi tăng.
- Mangan khi đưa vào thép với hàm lượng thấp từ 0,30 đến 0,60% để làm chất khử oxy, vì oxy có trong thép làm tăng độ dòn và giảm độ bền. bổ xung mangan vào làm tăng độ bền, độ dai, tính thấm tôi, độ chống va đập cho thép. Các thép cứng,chống mài mòn thường sử dụng trong máy nghiền đá, nghiền mài…có thể chứa đến 
15%Mn.
   - Phosphor là nguyên tố tạp chất có hại trong thép, khi hàm lượng vượt quá 0,6% phosphor sẽ làm cho thép bị dòn không chịu được rung động ,va đập. Khi hàm lượng phosphor nhỏ 0,3% có công dụng loại bỏ rỗ khí và giảm co ngót của thép.
- Silic có trong hầu hết các thép với hàm lượng 0,10 đến 0,30% có tác động như là một chất khử oxy , làm cho thép trở nên bền hơn khi đúc hoặc gia công nóng. Silic nếu được đưa vào với hàm lượng cao từ 0,6 đến 2,0% sẽ được xem là nguyên tố hợp kim. Silic ít khi sử dụng độc lập với carbon mà thường kết hợp các nguyên tố khác. Silic làm tăng độ bèn kéo, độ dai và độ cứng của thép.
- Lưu huỳnh được xem là tạp chất trong thép làm cho thép bị rạn nứt ở nhiệt độ cao. Lưu huỳnh có thể được bổ xung vào thép với hàm lượng thấp từ 0,07 đến 0,3% để tăng tính cắt gọt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét