Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

CẤP CHÍNH XÁC VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG.

1- Độ chính xác gia công: là mức độ chính xác đạt được trong quá trình gia công so với yêu cầu thiết kế. Trong thực tế độ chính xác gia công được biểu thị bằng các sai số về kích thước, sai lệch về hình dáng hình học, sai lệch về vị trí tương quan giữa các yếu tố của chi tiết được biểu thị bằng dung sai. Độ chính xác gia công còn được thể hiện ở hình dáng hình học lớp bề mặt tế vi. Đó là độ nhẵn bề mặt hay còn gọi là độ nhám.
2- Cấp chính xác : Theo TCVN chia cấp chính xác ra làm 20 cấp, được đánh theo thứ tự giãm dần bắt đầu từ 01, 0, 1,2,3,........17, 18 .Trong đó:
- Cấp 01 đến 1: Cấp siêu chính xác
- Cấp 1 đến 5: Cấp chính xác cao, dùng ở các chi tiết chính xác, dụng cụ đo.
- Cấp 6 đến 11: Cấp chính xác trung bình dùng cho các mối ghép.
- Cấp 12 đến 18: Cấp chính xác thấp dùng trong các mối ghép tư do ( không lắp ghép)
CHÚ Ý: Cần phân biệt cho rỏ giữa độ nhẵn ( nhẵn bóng) với độ bóng.
- Độ nhẵn: Là độ nhấp nhô bề mặt.
- Độ bóng: Là độ sáng của bề mặt chi tiết, nếu mài không kỹ cho bề mặt chi tiết nhẵn khi đánh bóng sẽ lộ hết các vết nhấp nhô.
          Phương pháp gia công
   Cấp chính xác
   Cấp độ bóng
Tiện ngoài, Tiện trong, Bào : Thô
               5
1-    3
Tiện nhoài, Tiện trong, Bào : Bán tinh
               4
             4- 7
Tiện ngoài, Tiên trong, Bào : Tinh
               3
             7- 9
Phay thô
               4
1-    3
Phay tinh
               3
             4- 5
Khoan, Khoét
               5
             4- 6
Doa thô
               3
       5-7
Doa tinh
               2
             8- 9
Chuốt thô
               2a
             6-8
Chuốt tinh
               2
       9- 10
Mài bán tinh
               2
            8- 9
Mài tinh
               1
            9- 10
Mài khôn thô
               2
       10- 12
Mài khôn tinh
               1
           13- 14
Xọc răng, phay răng : Thô
               4
           5- 6
Xọc răng, Phay răng : Tinh
               2
         6- 7

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

CÁC HỢP KIM ĐỒNG.



1 1-    Đồng thau là hợp kim của Cu và Zn, có tính chống ăn mòn cao, dễ tạo hình, dễ gia công và dễ đúc. Có nhiều loại đồng thau:
-       Đồng thau alpha chứa đến 36% Zn rất thích hợp cho việc gia công nguội.
-       Đồng thau alpha + beta chứa từ 54% đến 62 % Cu được dùng cho gia công nóng.
Một lượng nhỏ Sn và Sb được bổ sung cho đồng thau để tránh ăn mòn điểm trên bề mặt do tác ngân của nước mặn. Các hợp kim đồng thau được dùng cho các bộ phận nối ống nước, xăng dầu, các loại bồn chứa, ống của thiết bị làm lạnh…
  2 -    Đồng thanh, lúc đầu dùng để chỉ hợp kim đồng Cu và Sn, nhưng hiện nay được dùng rộng rải cho tất cả các hợp kim của đồng, trừ hợp kim Cu và Zn.
3-     Đồng thanh phốt pho chứa 90% Cu, gần 10% Zn và một lượng nhỏ phốt pho để làm chất tăng bền. Hợp kim này có độ bền, độ dai cao, chống ăn mòn tốt, được dùng làm các vòng đệm khóa, các chốt lò xo, đĩa ly hợp…
4-    Đồng thanh Silic là hợp kim của Cu và Si chứa 5% Si, bền nhất trong số các hợp đồng. Hợp kim này có các tính chất cơ học tương đương thép kết cấu và có tính chống ăn mòn của đồng, được dùng làm các bồn chứa, thùng chịu áp lực, đường ống thủy lực…
5-    Đồng thanh nhôm là hợp kim Cu- Al chứa từ 4 đến 11%Al. Các nguyên tố khác, chẳng hạn: Fe, Ni, Mn, Si…được bổ sung vào đồng thanh nhôm, riêng sắt làm tăng độ bền và làm nhỏ cấu trúc hạt Nickel ( 5% ) có tác dụng tương đương sắt. Silic ( 2% ) cải thiện tính gia công cắt gọt. Magan làm tăng tính ổn định cho vật đúc. Đồng thanh nhôm có tính chống ăn mòn tốt, độ bền cao, được sử dụng làm các ống nước ngưng tụ, thùng chịu áp lực, bu lông, đai ốc…
6-    Đồng thanh bery là hợp kim của Cu- Be chứa 2% Be, loại hợp kim đồng này dễ gia công áp lực ở trạng thái ủ,công dụng dùng làm các dụng cụ phẫu thuật, ốc ,vít….

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

ĐỘ NHẴN BÓNG BỀ MẶT.

Tất cả các sản phẩm được gia công trên máy công cụ thì độ nhẵn bóng bề mặt là một trong những vấn đề cần lưu ý và quan tâm nhất. Trong  phạm vi  nhỏ xin nêu một vài tiêu chí đánh giá độ nhẵn bóng bề mặt để chúng ta cùng tham khảo. Độ nhẵn bóng bề mặt hay còn gọi là độ nhám được đánh giá qua 2 tiêu chí sau:
1- Rz là chiều cao nhấp nhô trung bình cộng của 5 khoảng cách từ điểm cao nhất đến đáy thấp nhất trên bề mặt chi tiết trong phạm vi chiều dài chuẩn L.
2- Ra là sai lệch trung bình số học được xác định bằng tất cả các điểm cao nhất và các điểm thấp nhất trong phạm vi chiều dài chuẩn L.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2511 chia độ nhẵn bóng bề mặt ra làm 14 cấp độ, trong dó cấp độ cao nhất là cấp 14 ( bề mặt nhẵn bóng nhất). Dưới đây là bảng quy định cấp độ nhẵn bóng bề mặt:
Chất lượng bề mặt
Cấp độ nhẵn
Rz (µm)
Ra (µm)
Chiều dài chuẩn L
Thô
1
2
3
4
80
40
20
10
320
160
80
40
82,5
Bán tinh
5
6
7
5
2,5
1,25
20
10
6,3
250,8
Tinh
8
9
10
11
0,63
0,32
0,16
0,08
3,2
1,6
0,8
0,4
0,25
Siêu tinh
12
13
14
0,04
0,02
0,01
0,2
0,08
0,05
0,08
Bảng cấp độ nhẵn bóng bề mặt , Mối quan hệ giửa Ra và Rz.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

HỢP KIM NHÔM.



-       Hợp kim duralumin là hợp kim của 95%Al, 4% Cu, 0,05%Mn,và 0,05%Mg, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hàng không và công nghệ giao thông vận tải. Đây là loại hợp kim hóa già tự nhiên, có nghĩa là độ bền sẽ tăng theo thời gian sử dụng. Do có tính chất này duralmin phải được tồn trử ở nhiệt độ dưới 0 độ C trước khi sử dụng, khi đưa lên đến nhiệt độ phòng, quá trình  bền hóa sẽ bắt đầu.
-       Hợp kim  Al – Mn có tính biến dạng tốt, chống rỉ sét  và tính hàn tốt. Các hợp kim này được dùng làm vật dụng gia đình, bồn chứa xăng dầu, bồn chịu áp…
-       Hợp kim Al – Si có tính đúc tốt do vậy hợp kim này được dùng trong việc chế tạo các động cơ đốt trong, các vật liêu đúc có hình dạng phức tạp, các chi tiết dùng cho tàu thuyền…
-       Hợp kim Al – Mg thường có tính chống ăn mòn tốt, độ bền trung bình, chúng được sử dụng trong việc lắp đặt đường ống dẫn khí, dẫn dầu, trong công nghệ chế tạo xe hơi…
-       Hợp kim Al- Si- Mg tính chống ăn mòn tốt, có thể nhiệt luyện được, rất dễ gia công và dễ đúc khuôn.
-       Hợp kim Al – Zn trong hợp kim này nếu chứa một hàm lượng nhỏ Mn, Cr hợp kim sẽ có  độ bền kéo cao, tính chống ăn mòn tốt, có thể nhiệt luyện được, đây là một loại họp kim được dùng làm các chi tiết kết cấu máy bay.