Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Các thuật ngữ dùng trong công việc mài, đánh bóng.

    Để hiểu và vận dụng hợp lý các công cụ và dụng cụ mài, đánh bóng thì người dùng cũng như người chỉ đạo, giám sát  cần lưu ý đến điểm khác biệt của các quá trình xử lý bề mặt bằng các phương pháp khác nhau.Để tránh sự nhầm lẫn trong quá trình này, xin đưa ra một số khái niệm và thuật ngữ:
  - "Mài - grinding" và "Đánh bóng-polishing" là một hình thức gia công có liên quan đến việc loại bỏ một lớp kim loại từ bề mặt chi tiết bằng hoạt động cắt bằng dụng cụ mài. Điều này liên quan đến việc sử dụng các hạt mài cứng kết dính với nhau hoặc kết dính với vật mang nó (giấy, vải, sợi ny lông tổng hợp…)
   Chất lượng bề mặt chi tiết được tạo ra phụ thuộc  vào nhiều yếu tố trong đó bao gồm grit size (độ lớn) của hạt mài được sử dụng.
   -Thuật ngữ "Mài - grinding" sẽ được sử dụng để mô tả việc loại bỏ các bề mặt nhấp nhô của vật liệu và lớp oxit bề mặt. 
  - Thuật ngữ "Đánh bóng-polishing" sẽ được sử dụng để mô tả hoạt động loại bỏ lớp bề mặt để hoàn thiện  bề mặt chi tiết.
   Cỡ hạt mài mịn hơn thì bề mặt được xử lý sẽ mịn hơn nghĩa là lớp nhấp nhô trung bình sẽ thấp hơn.
   Các kết quả mài hay đánh bóng cuối cùng phụ thuộc vào việc sử dụng các cấp độ hạt mài khác nhau, và  tùy vào loại thiết bị mài hay đánh bóng được sử dụng (vận tốc mài/đánh bóng, độ cứng vững...)
    -Thuật ngữ “Chải – Brushing” là quá trình xử lý và sử dụng vật liệu có độ hạt nhỏ hơn so với mài và đánh bóng, khi đó chi tiết được cấu trúc lại bề mặt chứ không bị loại bỏ `
    -Thuật ngữ “Đánh bóng – Buffing” được hiểu là quá trình làm cho bề mặt mịn, sáng bóng với sự hỗ trợ của lơ, sáp và vật liệu đánh bóng mềm như bông mà không loại bỏ vật liệu trên bề mặt chi tiết.

 Sưu tầm.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

(Dân trí) - Lúc nhỏ mình rất thích mưa. Cứ mỗi khi trời trút nước xuống, tranh thủ lúc ba hì hụi dọn đồ vào nhà, mẹ chạy vội đi lấy quần áo đang phơi là hai chị em ùa ra sân, đứng dưới mưa cười khúc khích.
 





Ít phút sau, thể nào cũng bị mẹ lôi vào nhà, quất mỗi đứa một roi vào mông. Hai đứa nhìn ra phía ngoài sân đầy tiếc nuối. Đã thế, lại nghe tiếng hò hét sung sướng của tụi thằng Cỏ, con Ty tự do nhảy cẫng dưới mưa mà chị em mình chỉ biết nhìn nhau ứa nước mắt.

Lớn lên một chút, mình vẫn thích ngày mưa. Hễ mưa, lũ học trò lại hò hét vì được nghỉ học thể dục. Thầy Linh cười hiền, cho cả lớp ngồi trong phòng, tha hồ chơi đùa. Có khi thầy tổ chức thi hát, chơi trò chơi làm cả bọn cười ầm, cô giáo bên cạnh phải qua nhắc nhở. Thấy thầy lóng ngóng xin lỗi đến mà thương.

Lên cấp ba, mình vẫn thích thú mỗi khi trời mưa. Vì mưa, con gái được miễn mặc áo dài. Hồi ấy, vốn tự ti ở cái vóc dáng của mình, lại chán cảnh đường xa, đạp xe đến trường lúc nào cũng ướt nhẹp. Trời mới âm u, đã dụ dỗ cô bạn thân trốn mặc áo dài. Hai đứa lãng đãng, đạp xe thong dong dưới mưa, nói đủ chuyện trên trời dưới đất.

Từng ngày lớn lên, nhận ra mưa không ngọt ngào, đáng yêu như sự yêu thích trẻ con của mình. Mà người lớn, mấy ai mặn mà với mưa, như mình, dần dà, chẳng còn yêu những cơn mưa nữa.

Mưa làm con đường đất đỏ trở nên lầy lội, xe cộ đi qua ngắc ngứ. Mẹ và mấy mệ, mấy dì xách giỏ đi chợ, quần xắn đến đầu gối vẫn ướt. Có khi, đôi dép bị mắc kẹt nơi đám đất lầy lội kia, thể nào cũng có người ngã oành oạch.

Có mùa mưa, cả bọn đi học bồi dưỡng ở Triệu Đông. Cô bạn người nhỏ thó, đạp chiếc xe cũ kỹ, qua đoạn đường đất đỏ do trơn nên ngã nhào, lấm lem hết sách vở, quần áo. Bạn khóc òa rồi bảo hôm nay chắc nghỉ học, ở nhà hết áo quần thay rồi, mỗi hai bộ mà mấy hôm nay trời mưa, phơi chưa khô.

Mùa mưa đọng lại trên nỗi lo âu của mẹ. Thức ăn cả nhà phải dè sẻ, dể dành những ngày không đi chợ được. Mẹ bắt đầu chế biến những món ăn ngày mưa như ruốc sả, đậu phộng kho nước mắm, cá cơm khế chua…Toàn là món ăn xong vẫn thòm thèm, đứa nào cũng no căng bụng, dù chốc sau uống nước đứ đừ.

Lại nhớ hồi nhỏ, mỗi khi mình chuẩn bị đi ngủ, thấy mẹ hì hụi đốt lửa, đem bộ áo quần mình hong trên bếp cho kịp khô, mai mang đi học. Những bộ áo quần thơm mùi khói, thơm cả yêu thương dịu dàng của mẹ.

Mùa mưa đong đầy nỗi lo lên trán dì, cánh đồng mênh mông ngập nước, chắc năm nay mất mùa, long đong thêm nữa. Nghe chú vô tư khề khà “mưa ni, nhậu là nhất”, liền sai con đi mua rượu, rồi gọi thêm mấy ông sâu rượu trong xóm. Nhìn qua, thấy thím với dì đứng chôn chân đờ đẫn, trời mưa đã không đi làm được, chẳng biết lấy chi mà ăn, lại còn sinh tật.

Mưa về, nhớ cái hồi nhà mái tôn, mưa đổ ầm xuống, ba mẹ thao thức lo nhà dột chẳng ngủ được, trong khi mấy chị em nằm say giấc, mưa lại thấy ngủ ngon. Cũng những mùa mưa thời sinh viên, phòng trọ mái tôn thủng lỗ chỗ. Đêm nằm, hai chị em cứ kê cái sạp chạy loanh quanh khắp phòng, sau cùng phải lấy áo mưa che kín màn. Nằm ngủ, nghe mưa rơi lộp bộp từng giọt mà cười ra nước mắt.

Mấy hôm nay trời lại mưa. Ở quê, mưa buồn da diết, tiếng ếch bì bõ sau hồ nghe như một bản nhạc thê lương tiễn đưa một người vừa nằm xuống.

Bạn ở Sài Gòn cũng than, mưa ở đây bồn chồn lắm. Bạn ở Đà Nẵng cũng kêu mưa sao thấy u hoài. Tại bây giờ, chúng ta đều lớn, nhìn mưa dễ hoài niệm. Bao chuyện quá khứ ngày qua cứ chầm chậm quay về như những giọt mưa rỉ rả rơi xuống, thấm từng tí vào con tim chật chội. Đôi lần ngồi ở cửa sổ phòng làm việc ngắm mưa hẳn lại nhớ cái hồi mình chui vào áo mưa người xưa, hai đứa rủ rỉ bao chuyện tâm tình. Chốc sao, nỗi nhớ loanh quanh, thể nào mà chẳng nhớ nhà, nhớ ba mẹ.

Chợt thương cái cô bé hồi còn ở thành phố, mưa xuống ngập hết đường, tan giờ làm chỉ muốn đứng chôn chân, chẳng thể nào về phòng trọ. Nước ứ đọng khắp những con đường lớn. Chạy xe qua, thể nào cũng bị xe đằng sau bắn nước vào tung tóe, có khi xe còn tắt máy giữa chừng. Cứ cô đơn dắt chiếc xe đi lầm lũi.

Đêm qua lại mưa, mình trở dậy vì cành tre cọ sát ô cửa sổ, nghe như tiếng than rì rào. Lại thèm những ngày chẳng biết âu lo, chỉ học hành vui chơi cùng bè bạn, mưa đến hay đi chẳng bận tậm u hoài. Mới hay, lớn lên rồi, mưa cũng thành thương nhớ.

Diệu Ái

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Những viên đá nhỏ: TÚI GẠO CỦA MẸ

Những viên đá nhỏ: TÚI GẠO CỦA MẸ: Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ.  Cậu con trai bắt đầu ...

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013


Cát bụi phận nào…


Ta là hạt bụi. Nhận chân điều này là một nhận chân sự thật về sự sanh-trụ-dị-diệt, theo tinh thần của lời Phật dạy. Đó cũng là nhận diện về sự vô ngã mà con đường của đạo Phật đi tới nhằm giúp cho hành giả buông chứ không phải buộc (dính mắc vào cái tôi và cái của tôi.


Hạt bụi nào hóa kiếp thân ta? - Ảnh minh họa 
Theo đó, hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi (*) ngỡ như một câu hỏi nhưng thật là một câu khẳng định về sự vô thủy vô chung, nương nhau biểu hiện của sự sự vật vật trong cõi Ta-bà này. Vì sao không đầu, không cuối? Bởi tất cả đều do duyên sanh-diệt, cái này nối tiếp cái kia, cái này có thì cái kia có. 
Tính chất nương nhau biểu hiện (tính tương tức) của sự sự vật vậy vì thế không thể chặt khúc ra để phân tích và cũng không thể nhận biết ta đến từ nơi nào cụ thể cả. Từ duyên sinh diệt, hiểu đúng thì như vậy để không chấp trước, để thấy rằng mình đã vần xoay, luân hồi sanh tử, xuống lên sáu đường từ vô lượng kiếp rồi.

Hạt bụi đó có ta, ta cũng có hạt bụi, cách hiểu về tương tức, sinh khởi, trong nhau. Một trong tất cả, tất cả trong một chính là như thế. Nếu không có hạt bụi thì cũng không thể có vũ trụ và không có ta. Bởi có hạt bụi nên mới có vũ trụ, và có vũ trụ nên mới có ta, đồng thời ngược lại.
Nên, Trịnh hỏi, mà cũng là nhận diện, để rồi đi đến những nhận diện gần gũi khác về sự dị-diệt như:

“Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi”
Rồi đến: “Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi”.

Ta vẫn thường nghe dân gian tán với nhau rằng, đến từ cát bụi, trở về với cát bụi, nghe cứ hay hay, thi vị, nhưng để hiểu sâu ta phải học Phật. Đức Phật dạy, bốn yếu tố đất-nước-gió-lửa (gọi là tứ đại) do nhân duyên mà hợp thành, sanh ra ta và người. Trong quá trình đó, nhờ sự có mặt của vô thường mà ta sanh rồi lớn lên, già đi, hoại diệt. Quy luật ấy muôn đời, và do vậy cái quan trọng không phải là sống bao lâu mà là sống như thế nào. Sống như thế nào ở đây được hiểu ở hai phương diện, thứ nhất là ta đón nhận sự thật ấy như thế nào; và thứ hai là ta sẽ gieo tạo nhơn như thế nào để hành trình tiếp nối không phải “Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui”.

Đón nhận sự thật bằng cách chấp nhận và hoan hỷ sẽ cho ta bớt thọ cảm đau thương, giằng xé, thôi những sợ hãi thường tình, thế gian tính. Đón nhận đó cũng là một cách đối đãi với quá khứ kia, rằng, tất cả biểu hiện nơi đây, ngay bây giờ chính là kết quả của một nhân nào đó ta đã gieo tạo từ những “hạt bụi” của vô thỉ kiếp trước, tác hợp-trùng phùng với duyên của hiện đời mà thành chứ đâu? 

Và sống như thế nào ở hiện tại cũng chính là một cách sống cho tương lai, nghĩa là ta đang bắt đầu cắm những hạt giống vào tâm cho một mai nào đó trổ quả. Hạt lành hay hạt xấu tùy thuộc vào ta, trên nền của hiểu biết thương yêu nơi ta. Nếu ta hiểu nhân quả sâu sắc thì tự khắc biết “sợ cái nhân” mà “đoạn ác, làm lành” thôi. Và, khi đó, ta thấy thêm sự tương tức ở chỗ này, đó là, ta đón nhận quả trong tinh thần hiểu và thương là liền lúc đó ta đã cấy một hạt giống lành mang tên “hiểu và thương” cho tương lai rồi, không có tách rời!

Cái khoảng 100 năm định lượng một đời người là một sự ước lệ của thế gian, còn với nhãn quan Phật giáo thì mạng người vốn trong hơi thở. Do đó ta trải qua một kiếp làm người chính là tập hợp của vô vàn tiểu kiếp mà theo Đức Phật dạy trong kinh chính là “hằng hà sa số kiếp như số cát sông Hằng” chính là vậy! Giữa những hơi thở có niệm và vô niệm liên tiếp mà chỉ những ai tỉnh thức mới nhận ra, ai định rồi thì sẽ thấy điều này. Thấy điều đó cũng là cái tuệ mang tính “xuất thế gian”. Do vậy, Trịnh nhận diện “Cho trăm năm về chết một ngày” cũng là một sự nhận diện về sự sanh diệt theo tinh thần hằng hà sa số kiếp trong một kiếp như đã nói đó.

Và, trong những thương đau của kiếp làm người đó, thiện-ác trùng trùng, sanh khởi bởi nhơn duyên quá khứ cùng tác tạo hiện tiền. Có những lúc “bắt phong trần phải phong trần”, nghiệp vậy thì có muốn khác cũng không được, nhưng lắm lúc cũng có “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Tức là, khi ta tích lũy đủ lượng để xô ngã thành lũy nghiệp chướng - hiểu theo nghĩa chiến đấu, hoặc sám hối để “tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm” - hiểu từ góc nhìn tu tập gìn giữ giới đức, hành trì thiền định để vỡ ra thành cái thấy “không” trong vô ngã thì sẽ giải thoát. 

Nghiệp có còn sót lại hay biểu hiện thì cũng chẳng hề hấn gì, bởi thân thọ nghiệp nhưng tâm không thọ nên “đổ nghiệp” ở đây giống như là thay một chiếc áo cũ, mục để khoác áo mới vậy thôi.
Do vậy, trong cái thấy gần gũi của Trịnh rất giống với nhãn quan Phật giáo nhưng cũng nơi đó ta thấy còn chút gì đó băn khoăn, xót xót như: “Xin úp mặt bùi ngùi”. Hẳn là con người tài hoa ấy vẫn còn thiếu một chút duyên hay vẫn còn một chút đời nên cứ phải như thế? Song, dẫu có thế nào thì “Cát bụi” với những nhận chân sự thật, tinh tế đó đã là một sự minh triết không phải ai cũng thấy. Và thấy rồi chắc gì đã nhớ để mà không đau?

Lưu Đình Long (ĐPNN)
(*) Trích từ bài Cát bụi của Trịnh Công Sơn, sáng tác 1987





Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013


Lá thư tình của cha




Con của cha... 



Con có thể không biết cha, nhưng cha biết rất rõ mọi thứvề con.
 Cha biết khi con ngồi xuống và khi con đứng lên.
Cha quen thuộc với mọi lối đi của con.
Thậm chí bao nhiêu sợi tóc trên đầu con cha cũng đếm được.
Bởi vì con được hình thành trong trí óc của cha.
Cha quyết định đúng thời gian con sinh ra và con sẽ sống ở đâu.
Cha không hề xa cách và giận dữ, nhưng cha là một biểu hiện hoàn chỉnh nhất của tình yêu.
Và đó chính là mong ước của cha để trao tặng tình yêu cho con.
Đơn giản là vì con là con của cha và cha là cha con.

Mỗi món quà tốt lành con nhận được đều từ bàn tay cha.
Vì cha biết con cần những gì.
Mọi sắp xếp của cha cho tương lai con luôn luôn đầy ắp sự mong chờ.
Vì cha yêu con với một tình yêu vĩnh cửu.
Suy nghĩ của cha về con không thể đếm được như là hạt cát trên bờ biển vậy.
Cha sẽ không bao giờ ngừng làm điều tốt cho con.
Vì con là kho báu của cha
Nếu con tìm kiếm cha với tất cả trái tim, con sẽ tìm thấy cha
Cha có thể làm cho con nhiều hơn con nghĩ
Vì cha là nguồn động viên lớn nhất của con
Khi trái tim con tan vỡ, cha sẽ ở bên con
Như là một người chăn cừu ôm cừu con vậy, cha sẽ ôm con vào gần trái tim mình
Và cha sẽ mang đi tất cả đớn đau con sẽ phải chịu đựng trên trái đất này
Cha luôn là cha, và sẽ mãi là như thế.
Cha luôn đợi con. Yêu con.
Cha của con. 
Dịch: Thanh Giang
Đóng góp bởi Mr. Jerry

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

nguoiduakinh: TIẾNG ĐÓNG CỬA

nguoiduakinh: TIẾNG ĐÓNG CỬA: Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên và tiếng chân lộp cộp...

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013




Tâm sinh muôn pháp
Thích Lệ Thọ
Quan điểm Phật giáo đối với con người đạt được khả năng vô hạn trước mọi sự vật hiện tượng là “Tâm sinh muôn pháp sinh” bởi tâm dẫn đầu các pháp, tâm tạo ra thiên hình vạn trạng từ đó nhìn vào cuộc đời này thấy có người cao sang đài các thông minh xuất chúng, lại cũng có người ý chí hạ liệt nghèo khó cho nên đã tóm gọn trong một câu “nhất thiết duy tâm tạo”.
Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas đã kết hợp chip CMOS và sóng Terahertz-sóng nằm giữa sóng hồng ngoại và vi sóng. Chỉ cần đặt con chip và bộ thu vào mặt sau chiếc điện thoại, thiết bị này có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
Điều này giúp chúng ta đặt ra câu hỏi con người có khả năng hữu hạn hay vô hạn? Nhiều người cho rằng khả năng con người là hữu hạn, con người không thể khỏe như voi, không thể chạy nhanh như báo, không thể sống trong những điều kiện khó khăn nhất, không thể dùng trí lực để điều khiển mọi vật… Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học và những trường hợp thực tế đã từng xảy ra trên thế giới thì câu trả lời lại là… có thể.
Tờ báo Indian Express của Ấn Độ ghi lại một trường hợp lạ về một người đàn ông có nhiều tài năng kỳ diệu. Satyanarayana Raju có thể dùng tay không lấy ra từ không khí những đồ vật một cách hết sức tự nhiên. Trước hàng ngàn người, Satyanarayana Raju đã theo lời yêu cầu của bất cứ ai lấy trong không khí ra cái mà họ yêu cầu. Những thứ mà nhiều người yêu cầu ông lấy ra từ không khí rất đa dạng, có khi là những vật mà vào thời gian đó khó tìm thấy, nhưng ông vẫn làm được. Theo các tài liệu trình bày về các năng lực phi thường đầy biến hóa của Satyanarayana Raju thì; từ ngày bộc lộ tài năng này ra cho mọi người biết, ông ta đã lấy được từ không khí ra hàng vạn đồ vật khác nhau: từ chén đĩa, bông hoa, vải vóc, thức ăn, sách vở và cả những thứ ít người nghĩ đến như cái gối , tổ chim, rễ cây...
Các nhà khoa học đã đến quan sát và tìm hiểu. Khi được hỏi rằng do đâu mà Satyanarayana có thể lấy được các đồ vật trong không khí thì ông ta trả lời “Sự thật chẳng có gì là khó khăn khi ta biết rằng trong vũ trụ không gian tích trữ các chất cấu tạo nên mọi vật. Vì thế muốn có được chúng ta chỉ cần lấy từ trong không khí, sự việc tự nhiên như ta thò tay lấy vật dụng trong tủ vậy thôi”.
Ngoài khả năng kỳ lạ ấy, Satyanarayana còn có thể nhìn xuyên qua sắt, gỗ, đất, đá. Ông ta có thể ngồi ở vị trí A và để đi đến vị trí B rồi trở lại mô tả tất cả những gì đang xảy ra tại vị trí B.
Ngay lúc còn bé, Satyanarayana không chịu ăn thịt mà chỉ thích ăn chay. Thường ngày nhìn những người đói khổ đi ăn xin bằng đôi mắt thương xót, cậu bé đầy lòng từ tâm đã luôn mang gạo và thức ăn trong nhà cho những người này. Nếu bất kỳ ai không tận mắt chứng kiến những gì cậu bé đã làm mà chỉ nghe qua lời kể lại thì chắc chắn sẽ cho đó là chuyện vô lý, huyền hoặc, không thể nào tin được. Nhưng ngay cả các nhà khoa học từ Nga, Ðức, Pháp, Hoa Kỳ... đến Ấn Ðộ và tận mắt xem qua những gì mà cậu bé đã làm thì đều phải kinh ngạc.
Đứng ở góc độ con người bình thường thì không thể nào lý giải được là tại sao Satyanarayana lại có thể làm được điều đó? Nhưng nếu chúng ta thay đổi quan điểm để tiếp cận thế giới tâm linh chúng ta sẽ gặp được nhiều hình thái với nhiều cách gọi khác nhau.
Quan điểm Phật giáo đối với con người đạt được khả năng vô hạn trước mọi sự vật hiện tượng là “Tâm sinh muôn pháp sinh” bởi tâm dẫn đầu các pháp, tâm tạo ra thiên hình vạn trạng từ đó nhìn vào cuộc đời này thấy có người cao sang đài các thông minh xuất chúng, lại cũng có người ý chí hạ liệt nghèo khó cho nên đã tóm gọn trong một câu “nhất thiết duy tâm tạo”.
Vì vậy, khi con người bệnh tật thì phải biết nhìn ra bản thân đã có một đời sống và thực phẩm không thích hợp đối với cơ thể. Liền khi ấy thay đổi lối sống và thực phẩm, tức là đã hợp tác với bản thân và tâm. Ngày nay, với sự tiên tiến của khoa học người ta đã chia thực phẩm làm ba cấp độ khác nhau trong đời sống thường nhật:
1. Thực phẩm được tạo ra từ động vật, được xem là nguy hiểm đối với bản thân, bởi con vật được nuôi dưỡng hay sống hoang dã đều mang mầm bệnh, bởi thực phẩm chúng ăn không phải lúc nào cũng thuần khiết. Cho nên được liệt vào loại thấp.
2. Rau quả được xem là loại thực phẩm lý tưởng, bởi con người được cấu tạo không có răng nanh nên rất thích hợp khi ăn chay giảm bệnh[1] hoặc cao hơn là cứu hành tinh khi loài người đạt đến con số 9 tỷ vào năm 2050[2]. Những nhân tố môi trường khác có thể khống chế số dân trên trái đất là chu kỳ ni-tơ, lượng phốt-pho, hàm lượng các-bon trong không khí cho nên con người cần phải ăn rau quả ngay bây giờ. Tuy nhiên vẫn được xếp tầm trung trong mắt của giới tu hành.
3. Đứng góc độ của Phật giáo giáo khuyến khích dùng thực phẩm một cách thông minh, và dùng thiền định để nuôi dưỡng sự sống[3]. Nếu quá quan trọng hai loại thực phẩm trên chỉ làm khổ thêm cho thân, làm phiền lụy tâm linh.
Vượt lên chính mình không dễ, bởi thói quen cộng thêm phong tục tập quán sẽ là bóng mây che khuất mọi khả năng vô tận vốn có của con người. Bất cứ ai cũng có thể đạt được sự nhiệm mầu của bản thân nên Lục tổ Huệ Năng đã thốt lên:
“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp ”

Giữa khái niệm một con người tầm thường hay phi thường chỉ cách nhau có một cái nhìn. Khi mọi định kiến thay đổi, cuộc sống sẽ thay đổi theo tỷ lệ thuận là hệ quả ắt có và đủ. Chẳng hạn đâu ai nghĩ sẽ dùng ánh sáng để vẽ, khắc chạm trong trong ruột của khối thủy tinh và hủy diệt mục tiêu?
Cũng đâu có ai nghĩ Tiến sĩ Alfred Nobel, đã quyết định để lại một di sản 31 triệu kronor (4.223.500,00 USD). Thành lập các giải Nobel, trao hàng năm cho bất kỳ ai không phân biệt quốc tịch[4]. Bởi ông nhận ra phát minh chất nổ dynamite của mình đã đẩy lương tâm con người đến vực thẳm chiến tranh.
Tóm lại đức Phật ra đời không dạy cho chúng sinh những giáo điều, những hình thức nghi lễ rỗng tuếch. Ngài chỉ dạy cho chúng sinh quan sát thiên nhiên hiện hữu bằng cách quan sát thực trạng nội tâm. Nhưng chúng ta cứ luôn hành xử theo lối có hại cho mình và người. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, biết rõ “mình” là ai, và làm theo lời khuyên của ngài, bằng cảm xúc, hoặc lòng tin, nó sẽ là chiếc chìa khóa mở cánh cửa giải thoát giúp chúng đặt dấu chấm hết đối với đau khổ.
23/04/2012
Lệ Thọ

http://www.daophatngaynay.com/vn/pg-nganh/khoa-hoc/10749-Tam-sinh-muon-phap.html

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

nguoiduakinh: Tu là phương pháp suy tư và hành động hợp lý

nguoiduakinh: Tu là phương pháp suy tư và hành động hợp lý: Giác Ngộ - Luôn quán chiếu tất cả sự việc xảy ra theo luật nhân quả, nghiệp báo để có quan điểm và hành động hợp lý là người biết tu... ...

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013




Ngày xưa ở xứ Phù Tang chưa có hoa Anh Đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm chàng mới tròn một tuổi, có một đạo sĩ phiêu bạt ghé nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi. Lúc đấy đang mùa Đông, tuyết rơi tầm tã, vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm: " Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài, nó trở thành một kiếm sĩ lừng danh".
Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùm mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: " Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này". Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị Samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình " oan nghiệt" và chấp nhuận. 
Thời gian thấm thóat thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những Samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. 
Nhưng còn thanh sắt? chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận, Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? 
Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Con gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng, Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên Phú Sĩ Sơn, đêm đã tràn ngập trên xóm núi, cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động, trầm tư bên bếp lữa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ. 
"Anh thân yêu ! có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?" 
Nhìn vào bếp lữa, chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòn và nói chậm rãi rất quả quyết: 
"Chỉ buồn đau thôi ư? Không đâu! đối với anh, thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả ... Làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu?" 
"Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đền thế? sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm? Không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?" 
Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình. 
"Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của anh một chút thôi."Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng mõa, trinh bạch. Chàng trai hốt hỏang rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lữa bập bùng, thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang lóe lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu ! 
Nhưng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc. Không samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu ... Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa Đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm: " Tha lỗi cho anh, anh đã hiễu ra rồi ...". Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mãnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất ...tuyết không ngừng rơi...đến sáng, tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hóa thân từ thanh kiếm ấy. Người ta đặt tên hoa là Anh đào. Hoa Anh Đào có nhiều lọai mọc được nhiều nơi, nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa được ươm mầm và trổ bông ở vùng phú Sĩ Sơn. 

Sakua - Hoa anh đào 

https://sites.google.com/site/muonsactinhyeu/chuyen-tren-ban-hoc/tam-hon-cao-ca

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Tập xe đạp




Ngày còn bé tập xe đạp, hễ anh tôi thả tay, ngừng đẩy là thế nào tôi cũng ngã. Mỗi lần ngã, anh tôi lại cốc cho một cái vào đầu, nói: "Xem đây!" Rồi anh tôi dựng xe dậy, tót lên yên, phóng vù đi.
Tôi đứng nhìn theo, tấm tức. Lạ thật, khi tôi tập, có người đỡ cẩn thận, đi chậm như đứng yên một chỗ, thế mà vẫn ngã. Còn anh tôi, trông kia, cứ bon bon dễ như chơi mà xe đứng thẳng.
Tôi hỏi tại sao, nhưng anh tôi, có thể vì đang bực mình, cũng có thể vì không biết trả lời thế nào, nên chẳng nói gì. Lớn lên, tôi hiểu đấy là quy luật thăng bằng. 
Còn bây giờ, khi đầu đã hai thứ tóc, tôi lại hay suy nghĩ một cách triết lý, rằng chiếc xe đạp kia cũng như chính bản thân cuộc sống, chỉ tồn tại và đứng thẳng được trong một sự chuyển động không ngừng về phía trước.

https://sites.google.com/site/muonsactinhyeu/chuyen-tren-ban-hoc/phut-ngam-nghi/tapxedap

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Những viên đá nhỏ: Một lời cảm ơn

Những viên đá nhỏ: Một lời cảm ơn: Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm ăn cho nó.Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất. *** Tôi đan...

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013




Câu chuyện cảm động lan truyền khắp thế giới


Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng, khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.
Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.
Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.
Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: "Một đứa bé! Có một đứa bé!".
Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.

Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".

Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẫu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt:

"Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".





http://www.truyenngan.com.vn/truyen-ngan/truyen-ngan-gia-dinh/1783-cau-chuyen-cam-dong-lan-truyen-khap-the-gioi.html

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013


Đấu tranh

Một cậu bé nhìn thấy một cái kén của con bướm. Một hôm cái kén mở ra một khe nhỏ, cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. 

Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu ta lấy cái kén và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra.
Con bướm chui ra được ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên và bé xíu, cánh của nó lại co lại. Cậu bé tiếp tục xem con bướm, hy vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được.

Cậu bé , dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng đấu tranh để thoát ra kia chính là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.

Đôi khi, những sự cố gắng hoặc đấu tranh chính là những gì chúng ta cần trong cuộc sống. Nếu chúng ta sống mà không có một trở ngại nào, chúng ta có thể bị làm hỏng, cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta sẽ không bao giờ mạnh mẽ như chúng ta có thể. Và chúng ta sẽ chẳng bao giờ bay cao được!.

Vậy thì, mỗi ngày bạn hãy cố gắng một chút. Khi bạn phải chịu sự căng thẳng, hãy nhớ rằng bạn đang trở thành con người tốt hơn nếu bạn vượt qua nó.

Chìa khóa của hạnh phúc không phải là ở chỗ bạn không bao giờ giận, không bao giờ buồn. Mà là bạn thoát khỏi hay chữa khỏi những điều đó nhanh đến mức nào.

http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/773.html

Những sợi Tơ lòng


 
Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa !
Thu thôi sang ! Đông thôi lại não lòng tôi !

Quả đất chuyển đây lòng tôi rung động
Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô !
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ !

Lửa hè đến ! Nỗi căm hờn vang dậy !
Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ !
Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy
Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư !

Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian !
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn !

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa !
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo !



Chế lan Viên

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Đêm xuân sầu



Chế Lan Viên

Trời xuân nắng cỏ cây rên xào xạc
Bóng đêm hôm hoảng hốt mãi không thôi
Gió xuân lạnh ngàn sau thời ca hát
Trăng xuân sầu,sao héo cũng thôi cười
Trên đồi lạnh tháp chàm sao ủ rũ
Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi?
Hay lãnh đạm,Hời không về tháp cũ
Hay xuân sang,Chiêm nữ chẳng vui cười?
Bên tháp vắng còn người thi sĩ hỡi
Sao không lên tiếng hát đi người ơi?
Mà buồn bã âu sầu trong đêm tối
Người vẫn nằm há miệng đớp sao rơi?

TÔI THÉP


Tôi là làm cho thép cứng hơn và như vậy sẽ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực mà mỗi nơi có yêu cầu về độ cứng riêng biệt.
+ Tôi là một quá trình sử lý nhiệt trong đó thép được nung nóng đến một nhiệt độ nhất định sau đó được làm nguội nhanh bằng cách ngâm vào môi trường làm nguội như : nước, dầu, không khí…. Cấu trúc tạo ra trong quá trình này gọi là mactensit. Hàm lượng carbon trong thép có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với kết quả tôi. Sắt nguyên chất hoặc thép carbon có hàm lượng carbon rất thấp không thể tôi cứng được.
+ Chỉ khi nào hàm luợng carbon vượt quá 0,35% thì việc tăng thêm độ cứng mới có ý nghĩa thực tế. Lý do là việc hình thành mactensit sẽ  khó xảy ra  do đó sẽ không có việc tăng độ cứng sau tôi.
+ Hàm lượng carbon cao sẽ làm tăng độ cứng của thép khi tôi. Tuy nhiên chỉ có thể đạt được độ cứng tối đahoàn toàn với hàm lượng carbon từ 0,50 đến 0,60%
+ Những yếu tố khác, như tốc độ tôi, môi trường làm nguội, thời gian nung nóng, thành phần thép… cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình tôi.
+ Môi trường làm nguội bao gồm: nước, dầu, không khí và nước có chứa muối. Trong đó nước là một trường làm nguội mạnh nhất ngược lại dầu có tác dụng làm nguội chậm hơn.
Biên tập : nkn
Nguồn  : Science of material, Lidingo Sweden.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Không buông tay





Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè , một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà.
Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ nhảy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau!
Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càng gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai.
Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ. Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay.
Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội vã của người mẹ nên đã vội vã lấy một chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra.Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp – bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công.Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục.
Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên!- Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! – cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu – khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương đễ giữ lại đứa con trai yêu quý.
Cậu bé nói với phóng viên:- Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.

Oliu
Nguồn : Những viên đá nhỏ.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Những viên đá nhỏ: Khi bố còn khỏe

Những viên đá nhỏ: Khi bố còn khỏe: Khi còn khỏe, sáng nào bố cũng dậy từ rất sớm để quét sân. Tiếng chổi tre trong buổi sớm tinh mơ lướt trên mặt sân ràn rạt, ràn rạt. Nằm tr...

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

nguoiduakinh: Kiêu Căng Mất Phước

nguoiduakinh: Kiêu Căng Mất Phước: Tâm Chơn Trong kinh Di giáo, đức Phật dạy: “Các thầy Tỷ kheo, hãy tự xoa đầu mình, đã bỏ sự trang sức và đồ tốt đẹp, mình mặc áo hoại...

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

KIỂM TRA CÁP THÉP



Khi có bất kỳ một biểu hiện về sự suy giảm độ bền của cáp , cần phải quyết định việc có tiếp tục duy trì cáp đó trong công việc hay không. Quyết định này cần được đưa ra bởi người kiểm tra có kinh nghệm. Người này cần xác định dựa trên một số điểm sau:

Các vị trí của cáp cần kiểm tra
a) Kiểm tra điểm cuối của cáp.
b) Kiểm tra việc cuốn cáp sai gây biến dạng (các vùng bị dẹt) và mòn có thể rất nghiêm trọng tại các vị trí điểm giao nhau ( chỉ các điểm giao nhau nếu các tang trống đa lớp).
c) Kiểm tra số dây đứt.
d) Kiểm tra sự gỉ, mòn.
e) Tìm kiếm những chỗ biến dạng gây ra bởi trọng tải giật.
f) Kiểm tra khu vực quấn dây qua puli để kiểm tra dây đứt mòn.
g) Kiểm tra chỗ cắt của dây cáp để cân bằng puli ( hoặc bù puli).
h) Tìm những chỗ biến dạng.
k) Kiểm tra đường kính cáp so với đường kính cáp ban đầu. Giữ lại các bảng ghi chép kết quả đo sau mỗi kỳ. Hãy lưu ý là đường kính cáp sẽ giảm đi chút ít sau khi lắp đặt.
l) Kiểm tra thật kỹ chiều dài khi chạy qua khối puli, đặc biệt mặt cắt tiếp xúc với puli khi cần cẩu trong điều kiện chịu tải.
Cáp phải được thay thế nếu tìm thấy một số lượng nhất định dây bị đứt , cho thấy cáp đã đat đến độ giới hạn vòng đời kém chịu đựng.
   1. Cáp treo đối trọng, cabin, hệ thống hãm an toàn của thang máy.
Phải loại bỏ cáp theo quy định của nhà chế tạo hoặc khi phát hiện số sợi cáp bị đứt, bị mòn như sau:
+ Khi số sợi cáp đứt trên một bước bện lớn hơn

Hệ số dự trữ bền ban đầu của cáp
      Loại cáp, cấu tạo và số sợi đứt cho phép trên một bước bện
               6 x 19 = 114 sợi
            6 x 37 = 222 sợi
Bện chéo (sợi )
Bện xuôi (sợi )
Bện chéo (sợi )
Bện xuôi (sợi)
       9
          14
          7
           23
         12
       9 - 10
          16
          8
           26
         13
      10 - 12
          18
          9
           29
         14
      12 - 14
          20
          10
           32
         16
      14 - 16
          22
          11
           35
         17

+ khi đường kính cáp bị mòn trên 10% đườnh kính ban đầu.
2.    Cáp sử dụng cho các thiết bị nâng.
Phải loại bỏ các cáp theo quy định của nhà chế tạo hoặc khi phát hiện số sợi cáp bị đứt hay bị mòn như sau:
+ Khi số sợi cáp bị đứt trên một bước bện lớn hơn:

Hệ số dự trữ bền ban đầu của cáp
                                                      Loại cáp
   6 x 19 = 114 sợi
 6 x 37 = 222 sợi
6 x 61 = 366 sợi
18 x 19 = 342 sợi
Bện xuôi
Bện chéo
Bện xuôi
Bện chéo
Bện xuôi
Bện chéo
Bện xuôi
Bện chéo
                  Số sợi đứt lớn nhất cho phép trên một bước bện ( sợi )
Đến 6
    12
       6
  22
     11
     36
     18
    36
    18
6 đến 7
    14 
       7
    26
     13
     38
     19
    38
    19
Trên 7
    16
       8
    30
     15
     40
     20
    40
    20

3.    Cáp của thiết bị vận chuyển kim loại nóng chảy, kim loại nóng, chất nổ, chất dễ cháy và độc hại phải được loại bỏ khi số sợi bị đứt trên một bước bện bằng ½ số sợi trong bảng trên.
4.     Nếu cáp bị mòn hoặc gỉ ở mặt ngoài thì phải loại bỏ khi số sợi đứt trên một bước bện lớn hơn số cho phép trong bảng sau:

Độ mòn của các sợi lớp ngoài cùng %
Số sợi đứt trên một bước bện so với quy định ở bảng trên %
                     10
                           85
                      20
                           70
                      25
                           60
                      30 và lớn hơn
                           50
                       40
   Loại bỏ không cần tính số sợi đứt.

Chú ý :
a)    Khi cáp có các sợi đường kính khác nhau thì tính sợi to bằng 1,7 sợi nhỏ.
Thí dụ : Cáp 6 x 19 = 114 + lõi gai bện, có 1 sợi nhỏ và 5 to bị đứt.
Số sợi quy đổi :  6 x1 + 5 x 1,7 = 14,5 sợi.
Theo bảng số 1 với hệ số dự trữ 9 thì cáp này phải được loại bỏ.
b)    Khi cáp thép không có cấu tạo như trên thì số sợi đứt tính như sau:
Thí dụ : Cáp 8 x 19 = 152 có hệ số dự trữ 10, bện xuôi không có trong bảng. Trong bảng 2 có cáp 6 x 19 = 114 sợi , hệ số dự trữ trên 7, số cáp đứt cho phép là 8, Vậy:
Số sợi đứt cho phép của loại cáp này là :
 152/114x8 = 10,64 sợi

Biên tập : nkn