Để hiểu và vận dụng hợp lý các công cụ và dụng cụ mài, đánh bóng thì người dùng cũng như
người chỉ đạo, giám sát cần lưu ý đến
điểm khác biệt của các quá trình xử lý bề mặt bằng các phương pháp khác nhau.Để tránh sự nhầm
lẫn trong quá trình này, xin đưa ra một số khái niệm và thuật ngữ:
- "Mài -
grinding" và "Đánh
bóng-polishing" là một hình thức gia công có liên quan đến việc loại
bỏ một lớp kim loại từ bề mặt chi tiết bằng hoạt động cắt bằng dụng cụ mài. Điều này liên quan đến việc sử dụng
các hạt mài cứng kết dính với nhau hoặc kết dính với vật mang nó (giấy, vải,
sợi ny lông tổng hợp…)
Chất lượng bề mặt chi tiết được tạo ra phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó bao gồm grit size (độ lớn) của hạt mài được sử dụng.
-Thuật ngữ "Mài - grinding" sẽ được sử dụng để mô tả việc loại bỏ các bề
mặt nhấp nhô của vật liệu và lớp oxit bề mặt.
- Thuật ngữ "Đánh bóng-polishing" sẽ được sử dụng để mô tả hoạt động loại
bỏ lớp bề mặt để hoàn thiện bề mặt chi tiết.
Cỡ hạt mài mịn hơn thì bề mặt được xử lý sẽ
mịn hơn nghĩa là lớp nhấp nhô trung bình sẽ thấp hơn.
Các kết quả mài hay đánh bóng cuối cùng phụ
thuộc vào việc sử dụng các cấp độ hạt mài khác nhau, và tùy vào loại thiết bị mài hay đánh bóng được
sử dụng (vận tốc mài/đánh bóng, độ cứng vững...)
-Thuật ngữ “Chải – Brushing” là quá trình xử lý và sử dụng vật liệu có độ hạt
nhỏ hơn so với mài và đánh bóng, khi đó chi tiết được cấu trúc lại bề mặt chứ
không bị loại bỏ `
-Thuật ngữ “Đánh bóng – Buffing” được hiểu là quá trình làm cho bề mặt mịn,
sáng bóng với sự hỗ trợ của lơ, sáp và vật liệu đánh bóng mềm như bông mà không
loại bỏ vật liệu trên bề mặt chi tiết.
Sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét